Trong lĩnh vực marketing phải tìm hiểu sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, thị trường. Đồng thời bạn cũng cần xem xét tới mối tương quan của khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu. Điều này có tác dụng giúp sản phẩm, dịch vụ tới đúng đối tượng, đúng nơi để tạo ra hiệu quả kinh tế cao. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu sự tương quan của hai nhóm khách hàng này.
Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu là gì?
Khách hàng mục tiêu là khách hàng có các đặc điểm về mặt nhân khẩu học phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đang hướng tới. Họ có thể là nhóm người ngoài đời thực, đang online, có hành vi, thói quen mua hàng cụ thể và sẵn sàng chi trả tiền để trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ do bạn cung cấp.
Khách hàng tiềm năng nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu. Họ là người có nhu cầu liên quan tới sản phẩm, dịch vụ. Họ luôn mong muốn được sở hữu, trải nghiệm và có khả năng chi trả sản phẩm đó miễn sao đáp ứng nhu cầu.
Cách tiếp cận khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu
Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu đều là những đối tượng sẽ trở thành người mua hàng, trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Họ chính là đối tượng đem tới lợi nhuận nên cần phải biết cách tìm kiếm và phát triển.
Xác định khách hàng mục tiêu
Việc xác định khách hàng mục tiêu có vai trò quan trọng trong kinh doanh. Nó là chìa khóa giúp doanh nghiệp thực hiện chiến dịch marketing hiệu quả. Khi bạn có thông tin về khách hàng càng chi tiết, cụ thể thì họ càng dễ dàng đưa ra quyết định hơn.
Hãy xem xét tới những yếu tố liên quan tới đặc điểm của khách hàng mục tiêu như công việc, mức thu nhập, giới tính, lối sống, sở thích. Sau đó cần tạo bảng mô tả về họ, đưa ra hành trình và nghiên cứu sự thật ngầm hiểu, phân tích hành vi.
Xác định khách hàng tiềm năng
Tìm ra khách hàng tiềm năng là khâu cực kỳ quan trọng. Nó quyết định sản phẩm, dịch vụ của bạn thành công hay không khi đưa ra thị trường. Hãy xem xét họ đang muốn nghe gì, tư vấn gì, họ muốn tìm sản phẩm, dịch vụ gì phù hợp với mình.
Trên các trang mạng xã hội chúng ta sẽ tìm kiếm được nhu cầu khách hàng. Hãy lựa chọn zalo, Facebook, Instagram… để tiếp cận khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, với một số nền tảng như website, báo chí cũng có tác dụng vô cùng tốt trong việc tăng thêm sự uy tín của sản phẩm, dịch vụ giúp khách hàng ưu tiên lựa chọn bạn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Trên đây là thông tin cơ bản về mối tương quan giữa khách hàng tiềm năng và
khách hàng mục tiêu. Chúng tôi hy vọng đã mang tới những kiến thức hữu ích để bạn xây dựng chiến lược marketing thật hiệu quả.