Marketing của doanh nghiệp theo nguyên tắc 80%/20% và 80/20 của 20% theo nguyên tắc tiếng gáy của con gà trống vậy. Bạn tìm hiểu để làm kinh doanh – khởi nghiệp và xây dựng thương hiệu cho tốt như con gà nhé. Vậy nguyên tắc con gà trống gáy này được áp dụng như thế nào trong doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
CHIẾN LƯỢC MARKETING 80 – 20 CỦA GÀ
1.1. Gà trống hằng ngày cất tiếng gáy. Đó là lúc con gà đang làm Marketing theo nguyên tắc 80/20 vậy.
1.2. Gà gáy ở vườn rồi lắng nghe, nhưng tiếng gáy của nó chỉ đến được 20% của các con gà đồng loại. Còn 80% loài khác là Ngan, Chó, Chim, con người … đều không hiểu ý nghĩa tiếng gáy.
1.3. Trong 20% số con vật là gà thì có gà con, có gà đang lớn, có gà trống đối thủ, có gà mái đã nằm trong hậu cung gà trống khác, chỉ có 20% của 20% gà mái đáp tiếng của nó là gà mái đơn lẻ và gà mái đàn khác muốn tìm gà trống mới. Tức tiếng gáy chỉ khả năng đón được 4% hiệu quả.
1.4. Tuy ít vậy nhưng gà trống vấn phải gáy hàng ngày và gáy đều đều. Vì:
a) Cất tiếng gáy để kết nối đỡ mất công sức hơn lầm lũi đi tìm.
b) Gà trống đầu đàn có hậu cung, nó phải ở bảo vệ lãnh thổ và gà mãi của nó, chỉ gáy và lắng nghe để đón gà mái đáp lại tiếng gáy, lắng nghe, định hình hướng rõ ràng mới bỏ đàn đi tìm.
c) Cất tiếng gáy cũng là cách đơn giản nhất để bảo vệ lãnh thổ, hậu cung. Các con gà trống lắng nghe tiếng gáy của nhau để xác định thực lực đối thủ. Chỉ khi không phân định bằng tiếng gáy mới phải phân định bằng sức lực. giảm thiểu rủi ro.
1.5. Cất tiếng gáy tạo ra nguy hiểm nhưng ít hơn so với cái được. Cái nguy là đối thủ biết nơi tìm đến, chó ghét, người bực tức đuổi đánh … Nhưng 10% đối thủ + 10% bị ghét không đánh đổi lại lợi ích 80% cái được của tìm gà mái mới và phân định lãnh thổ, khẳng định bản thân.
1.6 Chỉ có các con gà trống choai mới lớn mới và gà trống không bầy đàn mới phải chăm đi lang thang kiếm gà mái. “Chăm” thôi chứ cái gốc vẫn là gáy để tìm kiếm gà mái tiềm năng và để xác minh thực lực của mình với đối thủ để đỡ mất công sức cho các cuộc chiến mất mạng không đáng có.
Kết luận: Gà nhỏ tập gáy để luyện tập và khẳng định dần mình mới gà mái tiềm năng. Gà lang thang gáy để mở cõi và xác minh đối thủ. Gà lớn gáy thì với nghĩa cả: Vừa tìm gà mái mới, vừa luyện dể mạnh hơn với hậu cung, vừa trấn áp gà nhỏ và tránh đối thủ. Tiếng gáy tạo nguy hiểm nhưng giá trị của gáy to và gáy đều lớn hơn nhiều lần gấp nhiều lần nỗi lo có thể đến.
ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA GÀ VÀO KINH DOANH
2.1 Người làm kinh doanh hàng ngày phải làm marketing để chuyển tải thông điệp ra thị trường để xung quanh biết công ty mình đang tồn tại và kinh doanh những gì.
2.2 Không phải bất kể thông điệp quảng cáo – marketing truyền ra đều 100% đạt hiệu quả mà chỉ 4% nhỏ bé là khách hàng, 16% tiềm năng và 80% khác là vô ích. Tuy ít vậy nhưng vân phải làm hàng ngày, làm nhiều và làm đều.
2.3 Làm Marketing để hút khách hàng mới hiệu quả rất thấp (4% khách hàng mới) nhưng vẫn phải làm để mở rộng kinh doanh. Nhưng 80% giá trị thực của nó là khẳng định thương hiệu với khách hàng cũ, khẳng định thị trường với đối thủ khác và phân định thực lực mềm để tránh đối đầu trực tiếp.
2.4 Làm marketing nhiều cũng để lộ điểm yếu là có cái cho đối thủ theo dõi, học theo và bị những người không thân thiện ghét bỏ. Nhưng cái xấu chỉ là 20% so với cái được 80%. Bạn chọn lẫn tránh hay khẳng định?
2.5 Nên có kế hoạch làm marketing để tiết kiệm công sức chứ không phải lăn ra săn đuổi khách hàng một cách tù mù. Bạn chỉ cần làm tốt giá trị của mình từ căn cứ địa rồi phát ra cộng đồng xã hội. Sau đó chúng ta chú ý lắng nghe phản hồi lại xem đó là khách hàng thực sự hay là đối thủ, kẻ ganh ghét?
2.6 Nên nhớ làm Marketing chăm chỉ để khách hàng tiềm năng, xây dựng nền tảng lâu dài. Còn giá trị thực là phải chăm sóc khách hàng cũ và bảo vệ căn cứ đại của mình. Đó mới là 80% lợi ích sống còn của mình.
Kết luận: Bạn muốn kinh doanh phải làm marketing. Không nên sợ quảng cáo mà phải làm mạnh, làm đều hơn mỗi ngày. Quan trọng là làm từ giá trị thực và chuyển tải lợi ích ra thị trường. Nhỏ thì làm lượng khách vừa phải và xây dựng thương hiệu dần. Chưa có chỗ đứng phải làm mạnh để mở cõi và ứng xử hiệu quả với đối tác. Mạnh rồi càng phải làm đều, làm mạnh để giữ vị thế, khẳng định thương hiệu. Nhưng nên nhớ không phải mãi miết đi tìm khách mới, lao vào cạnh tranh mà là bảo vệ khách hàng cũ, giá trị bền đều trước khi mở cõi và xây dựng khách hàng tiềm năng bền vững.